Đã có trẻ thứ 3 tử vong sau tiêm vắc xin 5in1 mới
691 views

Tin nóng:  Bộ Y tế đã có công điện gửi các sở y tế tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác tiêm chủng an toàn và hiệu quả sau khi có thêm trẻ thứ 3 tử vong sau tiêm vắc xin 5in1 mới (ComBE FIVE).

Đã có trẻ thứ 3 tử vong sau tiêm vắc xin 5in1 mới
Đã có trẻ thứ 3 tử vong sau tiêm vắc xin 5in1 mới

Từ khi Bộ Y tế có quyết định sử dụng vaccine ComBE FIVE thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng , đến ngày 9/1/2019, đã có 28 tỉnh, thành triển khai tiêm vaccine này. Số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ.

Ngoài những phản ứng thông thường như trẻ sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, khó chịu, quấy khóc cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật ở một số địa phương, tỷ lệ khoảng 0,05%. Tuy nhiên các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Mặc dù tỷ lệ các phản ứng trên nằm trong thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, song để bảo đảm tiêm chủng an toàn, đạt tỷ lệ cao, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức tập huấn ngay cho cán bộ y tế của các cơ sở tiêm chủng cũng như cán bộ y tế tuyến huyện chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn nhưng chưa thuần thục về khám sàng lọc, đặc biệt xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng. Đồng thời chỉ những cơ sở tiêm chủng có cán bộ y tế đã được tập huấn và có kỹ năng về xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng mới được tiến hành tiêm chủng. Yêu cầu tất cả các cơ sở phải có phác đồ xử trí phản vệ và được treo tại điểm tiêm chủng.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng cử cán bộ có trình độ chuyên môn từ tuyến trên tăng cường cho các Trạm Y tế xã, phường trong việc khám sàng lọc, cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng. Đặc biệt là những Trạm không có bác sĩ hoặc những xã, phường khó khăn.

Cạnh đó cần tư vấn cho các bà mẹ biết cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng, phát hiện các triệu chứng của trẻ như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, sưng đau tại chỗ tiêm… để đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám, xử trí cũng như cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh; Những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm và cách theo dõi, chăm sóc, xử trí khi trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng.

Vào ngày 9/1, tại trạm y tế xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất xảy ra trường hợp 1 bé tiêm vaccine ComBE FIVE mũi 1 về nhà sốt được chuyển vào bệnh viện cấp cứu.

Người nhà cho biết sau khi tiêm về nhà bé bị sốt. Rạng sáng hôm sau, bé có biểu hiện bất thường, chảy máu mũi. Gia đình đưa bé đến trạm y tế xã cấp cứu, rồi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể cứu được bé.

Đây là trường hợp tử vong thứ 3 sau khi Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine ComBE FIVE trên diện rộng.

Trước đó cũng đã có trường hợp 2 trẻ tử vong sau khi tiêm, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế ở Nam Định.

Ông Đỗ Đức Lưu – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định cho biết, sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế Nam Định đã thành lập đoàn công tác, tiến hành điều tra, thu thập thông tin về công tác tiêm chủng tại các cơ sở Y tế liên quan.

Sở Y tế tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội đồng đánh giá tai biến phản ứng nặng sau tiêm chủng. Hội đồng kết luận: Trẻ tử vong không nghĩ đến phản vệ nặng liên quan đến vắc xin; không do thực hành tiêm chủng; việc tử vong chưa xác định được nguyên nhân…

Danh tính 2 trẻ xác định tử vong gồm, cháu Hứa Trần Gia H., (SN ngày 29/9/2018, ở xóm 10, xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, Nam Định) và cháu Mai Tiến Đ., (SN 12/10/2018, ở xóm 13, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, Nam Định).

Cụ thể; vào ngày 25/12/2018, cháu H. được gia đình đưa đến Trạm Y tế xã Thọ Nghiệp để tiêm vắc xin. Tại đây, sau khi khám sàng lọc, cháu H. được cán bộ Y tế chỉ đinh tiêm vắc xin ComBe Five mũi 1, OPV1 vào lúc 7h41.

Sau khi tiêm, qua thời gian theo dõi tại Trạm trong thời gian 30 phút theo quy định, cháu H. không có biểu hiện bất thường về sức khỏe, được cho về nhà. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, cháu có biểu hiện sốt nhẹ. Đến chiều ngày 26/12 cháu sốt cao.

Đến 19h30 ngày 26/12 cháu H. có biểu hiện tím tái. Qua thăm khám của một cán bộ y tế công tác tại Trung tâm Y tế huyện Giao Thủy (hàng xóm của gia đình) cháu có biểu hiện thở nấc, cơn ngừng thở, nhịp tim rời rạc. Khi đó, gia đình đã gọi xe đưa cháu tới cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Giao Thủy. Tuy nhiên, khi đến nơi. Trung tâm xác định cháu đã tử vong trước đó.

Về cháu Mai Tiến Đ., (SN 12/10/2018, ở xóm 13, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, Nam Định).

Vào 7h40 sáng ngày 25/12 cháu Đ. được cán bộ Y tế của Trạm Y tế xã Trực Mỹ tiêm vắc xin ComBe Five mũi 1, cho uống OPV lần 1 và uống Rotavin.

Sau khi tiêm và uống vắc xin, được theo dõi 30 phút tại Trạm Y tế đúng quy định, cháu Đ. vẫn khỏe mạnh, được về nhà. Tuy nhiên, sang ngày 26, từ thời điểm 17h cháu có biểu hiện sốt 38 độ C.

Sáng ngày 27/12, cháu có biểu hiện da lạnh, tím tái. Cháu được gia đình đưa tới Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hưng (cách nhà gần 10 km) sau đó để cấp cứu. Tuy nhiên, giống trường hợp cháu H., cháu Đ. cũng được Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hưng xác định đã tử vong ngoại viện.

Ngoài hai trường trên, sau tiêm chủng, toàn tỉnh ghi nhận có 40 trường hợp trẻ phải nhập viện điều trị vì bị sốt cao, quấy khóc, một số trường hợp bị tím tái toàn thân, khó thở từ nhẹ đến nặng.

Ngoài ra còn có 716 trường hợp có một số phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm. Các trường hợp trên đều đã được xử lý, sức khỏe trẻ đã ổn định.

Xem thêm: Thuốc Geftinat với hoạt chất là Gefitinib 250mg điều trị ung thư phổi và Thuốc Osimert 80mg ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.