Phát hiện bức tranh cổ ở Nam Cực
838 views

Bức tranh cổ có niên đại hơn trăm năm tuổi được tìm thấy ở Nam Cực vẫn còn nguyên vẹn khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng. Chuyện lạ như đùa, quả thật là còn nguyên vẹn.

Theo Daily Mail, bức tranh gần như được bảo quản hoàn hảo mô tả một con chim leo cây ngực trắng, với đề tựa “1899 Tree Creeper”.

phat-hien-buc-tranh-co-o-nam-cuc
Bức tranh còn nguyên vẻ đẹp

Tác phẩm nghệ thuật này được vẽ bởi TS Edward Wilson, một nhà thám hiểm vùng cực Anh, đã chết ở Nam Cực với trưởng đoàn thám hiểm Robert Falcon Scott. Bức tranh ẩn mình giữa những mảnh giấy và bụi bẩn trong túp lều nhà thám hiểm đã ở trong chuyến thám hiểm năm 1911, từ đó ông không bao giờ trở lại.

Bức tranh cổ thất lạc suốt 118 năm của một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất nước Anh đã được phát hiện ở Nam Cực. Bức tranh khắc hoạ lại hình ảnh một con chim bằng màu nước đầy tinh tế vẫn còn nguyên vẹn khiến các nhà khoa học phải ngỡ ngàng.

Họ tìm thấy cổ vật này trong một ngôi nhà gỗ nhỏ ở Cape Adare, bán đảo ở phía Đông Nam Cực.

phat-hien-buc-tranh-co-o-nam-cuc-1
Nhà khoa học cũng ngỡ ngàng

Tác phẩm nghệ thuật được bảo quản gần như hoàn hảo này được vẽ bởi Tiến sĩ Edward Wilson, nhà thám hiểm vùng cực người Anh đã qua đời ở Nam Cực cùng với trưởng đoàn thám hiểm Robert Falcon Scott.

Bức tranh nằm ẩn mình giữa những mảnh giấy mục nát và bụi bẩn trong ngôi nhà gỗ nhỏ nhà thám hiểm từng ở năm 1911. Bức tranh có tên “1899 Tree Creepe” nhưng nguyên nhân vì sao bức tranh lại có mặt ở Cape Adare 12 năm sau khi tiến sĩ Wilson vẽ nó đến nay vẫn chưa có lời giải.

Josefin Bergmark-Jimenez, người làm công tác bảo tồn giấy tờ tìm thấy tác phẩm nghệ thuật này khi đang dọn dẹp căn nhà gỗ nhỏ để phục hồi nó. Khi cầm tập tài liệu trên giường, Josefin đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh tuyệt đẹp nằm trong tập tài liệu đó.

Josefin kể lại: “Tôi mở ra thì phát hiện thấy tác phẩm tuyệt đẹp này. Tôi thực sự đã rất sốc và nhìn và cứ nhìn ngắm mãi. Màu sắc, sự sống động, nó quả là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời”.

Bà Lizzie Meek, quản lý chương trình Di sản Nam Cực cho biết: “Ban đầu, chúng tôi chỉ biết rằng người vẽ bức tranh có thể là một trong số những người trong chuyến thám hiểm đó.”

May mắn khi một đồng nghiệp của Lizze, Bergmark-Jimene khi đến dự bài thuyết trình về tiến sĩ Wilson mà nhóm nghiên cứu đang thực hiện, đã nhận ra bức tranh.

Bergmark-Jimenez nói: “Tôi đã được cho  xem vài tác phẩm nghệ thuật của tiến sĩ Wilson. Ngay khi nhìn thấy chữ viết tay đặc biệt của ông ấy, tôi biết ông ấy đã vẽ bức tranh này”.