Nên đặt mâm lễ cúng Ông táo trên bếp hay bàn thờ mới là đúng?
852 views

Theo phong tục cổ truyền, Táo quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân gồm 2 ông, một bà tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa, giữ nhiệt.

Song nhiều người vẫn thắc mắc rằng nên đặt mâm lễ cúng Ông Táo trên bếp hay bàn thờ mới là đúng? Đâu là câu trả lời đúng cho câu hỏi này.

Mâm lễ cúng Ông Táo đặt đâu là đúng?

Nói về việc nên cúng Táo quân ở bếp hay bàn thờ gia tiên, TS Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Tuy nhiên, ở mỗi miền lễ vật cũng khác nhau. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng… Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…

Tuy nhiên, theo quan điểm nhà Phật, lễ vật cúng nên thanh tịnh, tránh sát sinh nhiều nên việc cúng lễ chay sẽ tốt hơn.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.

 Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường thấy nhất là:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

5 lạng thịt vai luộc

1 bát canh mọc

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò

1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống) 1 đĩa xôi gấc

1 đĩa chè kho

1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen

3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ

1 lọ hoa cúc

1 tập giấy tiền, vàng mã

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Ý nghĩa cúng ông Công, ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này xuất phát từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Ngoài ra, những vị Táo còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ bình yên đối với những người trong gia đình.

Do các táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong nhà cho nên cứ đến 23 tháng Chạp, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

Trong truyền thuyết, cá chép cũng là phương tiện duy nhất có thể đưa các Táo lên chầu trời.

Do đó, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn làm phương tiện cho các Táo chầu trời. Đến trưa ngày 30 Tết, các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc.

Xem thêm: Nên xem tuổi xông nhà 2019 nào hợp với chủ nhà Canh Ngọ