Đời sống thường ngày quanh ta còn biết bao hoàn cảnh khó khăn. Không phải ai cũng cần giàu có mới hạnh phúc. Suốt 30 năm qua người chồng mù vẫn cõng vợ què bằng gùi tre. Và cặp vợ chồng ấy, dù chưa từng nói với nhau câu ‘tôi thương bà’, nhưng họ vẫn được ngợi khen là “Gia đình đẹp nhất”
Đó là câu chuyện đầy cảm động về cặp vợ chồng đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc. Cái cách mà họ sống, cách mà họ đối xử yêu thương nhau ấy đã đêm đến cho nhiều người sự khích lệ cũng như nhiều cảm xúc vui buồn khó tả.
Tại ngôi làng Yong’an phía Tây Nam Trung Quốc, có một đôi vợ chồng nông dân già rất thương nhau. Bà Hứa Hậu Bích bị bệnh còi xương nên đi lại vô cùng khó khăn, đến năm 1988 chồng bà là ông Tào Thụ Tài lại bị mất thị lực khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn.
Thế những dường như khó khăn không thể quật ngã họ được. Họ đã chứng minh rằng bằng tình cảm thương yêu đậm sâu dành cho nhau họ có thể vượt qua tất cả. Cũng kể từ ấy, mỗi ngày ông Tài đều đặt bà Hậu vào một chiếc gùi lớn và đeo lên lưng đưa ra đồng.
Vậy là, giờ đây người vợ là đôi mắt, người chồng là đôi chân, họ cùng nhau đi đến bất cứ nơi nào họ cần đến. Trên đoạn đường mòn từ nhà ra đến cánh đồng mà ông bà đã đi mấy chục năm nay, dáng ông Tài gầy gò còng xuống, đeo trên lưng chiếc gùi đặt vợ mình bên trong đó, tay ông cầm chiếc gậy lần lần tìm đường theo sự hướng dẫn của bà Hậu.
Trong thửa ruộng nhỏ của ông bà, ông Tài sẽ đỡ vợ mình đến luống rau để cho bà nhặt cỏ, còn ông vì không còn thị lực đành ngồi đợi bà ở bờ ruộng. Cảnh tượng như vậy cứ thế diễn ra cũng đã 30 năm rồi. Ông ngồi ở đó, mặc dù không nhìn thấy được vợ, không bao giờ nói một câu tình cảm “tôi thương bà” ấy thế nhưng ông và bà đều có thể cảm nhận được ân tình qua từng lời nói và hành động mà họ dành cho nhau.
Ông Tài thường phải đi bằng chân đất để có thể xác định được phương hướng và địa hình từ đôi chân của mình. Mỗi ngày hai buổi đôi vợ chồng này sẽ dắt nhau ra đồng ruộng cày cấy, thấm thoắt thời gian mới đó mà đã trôi qua 30 năm.
Vào tháng 3 năm nay họ đã được bầu chọn là gia đình đẹp nhất. Mặc dù cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả nhưng họ luôn đồng cam cộng khổ nương tựa vào nhau để có thể tự nuôi sống mình và giúp ích cho xã hội.
Cuộc sống vốn chẳng ban tặng cho họ được hưởng những vật chất cao sang hay cuộc sống viên mãn, nhưng bằng sự yêu thương và có trách nhiệm với nhau, họ đã cõng nhau đi trong suốt những chặng đường. Khi số phận đã an bài họ lại, họ chấp nhận nó rồi nương tựa vào nhau mà sống cho trọn nghĩa vợ chồng.
Trong lúc bà Hậu nhặt cỏ chăm rau thì ông Tài ngồi đợi bên vệ đường, cái hạnh phúc thật giản đơn mà thấy sao thấy ấm lòng đến lạ. Khi bà xong việc lại quay đến gần bên ông, ông Tài lại nhấc vợ mình lên cho vào chiếc gùi rồi cõng bà về nhà, qua bao năm tháng vất vả điều còn lại trong họ là sự yêu thương, nếm trải đủ nắng mưa gió bão. Họ vẫn luôn trân trọng từng thời khắc được ở bên nhau.
Vậy mới biết cái đạo nghĩa vợ chồng của những người xưa thật đáng trân quý. Hạnh phúc đơn giản chỉ là khi người ta hài lòng với những gì thuộc về mình, có bất hạnh khổ đau mới thấy giá trị của hạnh phúc đích thực, mới thấy mình kiên cường dũng cảm… Biết hy sinh, chia sẻ cũng là một đức hạnh của cuộc đời mỗi con người.