Cách sơ cứu chấn thương phần mềm khi bóng đá
423 views

Chấn thương thể thao là điều không thể tránh khỏi khi đá bóng. Hôm nay song24h.vn sẽ mách bạn cách sơ cứu chấn thương phần mềm khi đá bóng nhé!

Chấn thương phần mềm

Cách sơ cứu chấn thương phần mềm khi bóng đá

Chấn thương mô mềm: gân – cơ – dây chằng với nhiều mức độ khác nhau có thể do va chạm trực tiếp hay bị kéo căng quá mức – vặn xoắn, co rút đột ngột với nhiều mức độ khác nhau như giãn – rách – đứt – đụng dập…

Hơn 80% chấn thương thể thao thuộc về phần mềm (tổn thương gân, cơ, dây chằng). Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3, thường là giãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng, trong đó có:

Cách sơ cứu chấn thương phần mềm khi bóng đá

Bước 1: Ngay sau khi bị chấn thương bóng đá, cần ngừng mọi vận động ngay lập tức. Dừng tập luyện và nghỉ ngơi sẽ giúp bảo vệ vết thương không nghiêm trọng hơn.

Bước 2: Nếu có điều kiện, nên sử dụng túi chườm lạnh (túi gel) hoặc mua một bịch nước đá đập nhỏ, bọc trong khăn và chườm lên vùng đang đau nhức từ 5 – 10 phút, giữa những lần chườm cách nhau khoảng một giờ. Chú ý không được dùng quá lâu (không quá 15 phút) hoặc chườm đá trực tiếp lên da, có thể gây bỏng lạnh. Chườm lạnh làm các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, giúp cầm máu, giảm sưng đau, phù nề, vết thương bình phục tốt hơn.

Bước 3: Dùng băng (nếu có băng chun càng tốt) quấn nhẹ từ dưới lên trên : từ 15-20cm bên dưới, băng phủ qua vết thương và băng lên trên vùng bị thương 15-20cm. Không nên quấn chặt tay vì sẽ khiến máu không lưu thông, gây phù nề. Băng ép giúp hỗ trợ việc chườm lạnh, tăng tính năng cầm máu, giảm sưng phù.

Bước 4:

Khi nghỉ ngơi ở tư thế nằm, bệnh nhân cần được kê chân, tay (bị chấn thương) lên gối cao hơn khoảng 10 – 15cm so với mặt phẳng tim. Khi kê cao, máu ở vùng chi bị thương trở về tim dễ dàng hơn, giúp giảm phù nề.

Nếu đã thực hiện đúng các bước như trên mà sau 48 – 72 giờ vẫn không thuyên giảm nghĩa là vết thương thuộc loại vừa hoặc nặng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay.

Các điều tránh khi bị chấn thương phần mềm

Chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…

Đắp cồn hoặc rượu cũng tăng chảy máu, tăng phù nề và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục.

Chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.

Xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được về chấn thương phần mềm trong bóng đá nhé, bạn có thể tham khảo chấn thương cơ háng có biểu hiện gì nhé.